I. Robot công nghiệp là gì?
Robot công nghiệp là một máy cơ được lập trình để tự động thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất trong môi trường công nghiệp. Robot công nghiệp được coi là một dạng tự động hóa linh hoạt vì chúng có thể lập trình lại và có thể được sử dụng cho nhiều loại ứng dụng robot khác nhau.
Robot đang ngày càng trở thành lựa chọn tự động hóa ưu tiên của các nhà sản xuất vì chúng cực kỳ hiệu quả để tăng năng suất, sản xuất sản phẩm chất lượng cao và giảm chi phí .
Robot công nghiệp bao gồm năm thành phần chính, một bộ điều khiển, cảm biến, một bộ điều khiển robot, một hiệu ứng cuối và một ổ đĩa. Bộ điều khiển robot thực chất là bộ não của robot. Các đặc tính của rô bốt công nghiệp sẽ thay đổi tùy theo nhà sản xuất, nhu cầu và bối cảnh đặt chúng.
II. Ứng dụng của robot công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất phổ biến
Robot công nghiệp đã và đang được đưa vào ứng dụng phổ biến trong nhiều quy trình và và dây chuyền sản xuất tự động đem lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp hay nhà máy sản xuất mà còn cho những người lao động. Một số ứng dụng của robot công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất phổ biến, có thể kể đến như:
1. Công nghiệp sản xuất ô tô
Robot công nghiệp đang thúc đẩy những hiệu quả mới trong toàn ngành, trong các ứng dụng bao gồm tải máy, kiểm tra và lắp ráp trong sản xuất hệ thống truyền động, thiết bị điện tử và nội thất.
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành đầu tiên thực hiện giải pháp tự động hóa quá trình sản xuất thông minh. Sự xuất hiện của robot công nghiệp đã và đang thúc đẩy những hiệu quả mới trong toàn ngành, trong các ứng dụng bao gồm xử lý vật liệu, gắp thả, sơn, hàn, đánh bóng, tải máy, kiểm tra và lắp ráp trong sản xuất hệ thống truyền động, thiết bị điện tử và nội thất,… Ngoài ra, robot còn có thể trang bị thêm hệ thống machine vision và hệ thống AI cho phép chúng đáp ứng đa dạng và đúng thời điểm trong hệ thống sản xuất.
2. Công nghiệp thực phẩm
Ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành có yêu cầu đặc thù là vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi các nhà máy sản xuất phải là phòng sạch và tiệt trùng. Chính vì vậy, hạn chế sự hiện diện của con người trong nhà máy sản xuất là điều cần thiết, thay vào đó, ứng dụng các dây truyền tự động hóa khép kín và cánh tay robot là lựa chọn hàng đầu. Việc ứng dụng robot công nghiệp trong các quy trình sản xuất thực phẩm từ chế biến, phân loại, xử lý, xếp, chọn và đóng gói thực phẩm đã trở thành một phần quan trọng giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện môi trường làm việc an toàn trong các quy trình sản xuất.
3. Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử
Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử là một lĩnh vực có yêu cầu đặc thù là độ chính xác cao trong việc xác định vị trí, lắp ráp và đặt các bộ phận và khả năng xử lý nhẹ nhàng để tránh các vết nứt nhỏ hoặc các hư hỏng vật lý tiềm ẩn khác đối với sản phẩm.
Chính vì vậy, việc tham gia của robot công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điện tử là vô cùng quan trọng, cần thiết và không thể tách rời. Việc sử dụng robot công nghiệp trong các quy trình sản xuất thiết bị điện tử và chất bán dẫn như chế tạo linh kiện, chọn và đặt, lắp ráp các thành phần thu nhỏ trên PCB, áp dụng chất kết dính, kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói,… đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, từ đó giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, tăng năng suất, và bảo quản chất lượng.
4. Công nghiệp Logistics
Một trong những xu hướng đang dần phát triển nhưng ít được nhắc đến là ứng dụng robot công nghiệp kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực công nghiệp logistics để quản lý kho hàng an toàn hơn và kiểm soát tốt hơn.
Do sự phức tạp của các quy trình chuỗi cung ứng, robot sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các quy trình như đặt hàng, vận chuyển, lưu kho, chọn, đóng gói, giao hàng, kiểm kê,…
Sự tham gia của hệ thống robot công nghiệp trong lĩnh vực Logistic giúp các cơ sở phân phối hay hệ thống kho bãi hợp lý hóa các quy trình, tăng cường độ chính xác, tốc độ, cắt giảm chi phí và đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc để nhân viên có thể hoàn toàn tập trung vào các công việc sản xuất khác.
5. Công nghiệp sản xuất dược phẩm
Ngành công nghiệp dược phẩm đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian gần đây, nhất là khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, nhu cầu về dược phẩm tăng lên nhanh chóng buộc các nhà máy sản xuất phải điều chỉnh quy trình sản xuất của mình để đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng.
Chính vì vậy, robot công nghiệp là một trong những công nghệ hàng đầu được các công ty dược phẩm sử dụng trong quy trình sản xuất của mình để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc an toàn và tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả.
Hiện nay, các robot công nghiệp trong ngành dược phẩm đang được ứng dụng trong các quy trình sản xuất như: pha chế, đóng gói, phân loại, kiểm tra, đóng nắp chai thuốc,…
III. Lợi ích của robot công nghiệp mang lại cho nền công nghiệp 4.0
1. Đảm bảo chất lượng tốt hơn và nhất quán hơn: Cùng với các công nghệ khác – chẳng hạn như Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) hoặc robot in 3D, robot công nghiệp có thể hỗ trợ hoặc tiến hành một vài quy trình trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn với thao tác chính xác, đáng tin cậy. Các lợi ích khác bao gồm giảm thời gian và giám sát theo thời gian thực để cải thiện hiệu suất, bảo trì phòng ngừa.
2. Nâng cao năng suất: Khả năng làm việc của robot bền bỉ hơn sức lao động của con người, do vậy, khi phải hoàn thành nhiều đơn hàng cùng lúc hay khi mở rộng quy mô, robot này có thể làm việc liên tục theo sự lập trình sẵn có của người lao động để đảm bảo tiến độ công việc, giúp đạt được năng lực sản xuất tối ưu, hạn chế được việc gián đoạn trong quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
3. Cải thiện môi trường làm việc: Sử dụng robot công nghiệp cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đặc biệt cho những công việc nặng nhọc hay trong môi trường nguy hiểm cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, giúp bảo vệ sức khỏe nhân công và đảm bảo tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động trong nhà máy. Hơn nữa, người giám sát có thể vận hành robot công nghiệp từ xa được.
4. Giải quyết vấn đề thiếu nhân công: Robot công nghiệp cũng có thể giải quyết được bài toán thiếu nhân lực về cả số lượng và chất lượng. Các đơn vị sản xuất sẽ không còn phải đau đầu trong việc dành nhiều nguồn lực vào quá trình tuyển dụng nhân viên mới hay mất nhiều thời gian để thực hiện lộ trình đào tạo cho nhân công như trước đây.
5. Giảm chi phí lao động trực tiếp: Chi phí cho một công nhân có khả năng đa nhiệm, thực hiện được nhiều công việc sản xuất thường đắt đỏ hơn cả dùng robot công nghiệp. Điều này có nghĩa là dùng robot có khả năng giảm chi phí lao động trực tiếp, có thể giải phóng công nhân để các kỹ năng và chuyên môn của họ được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh khác như kỹ thuật, lập trình và bảo trì.
6. Thúc đẩy sản xuất và phát triển nhiều ngành công nghiệp: Một số người lập luận rằng robot công nghiệp đang lấy đi việc làm của nhiều công nhân nhưng điều đó không thực sự chính xác. Robot công nghiệp thường được tích hợp vào một loạt các hoạt động đòi hỏi chuyên môn của con người, giúp phân bổ nguồn lực tối ưu và thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó tạo ra nhiều lĩnh vực và việc làm mới.
Datyso - Nhà cung cấp giải pháp tự động hóa hàng đầu Việt Nam
Công Ty Cổ Phẩn Datyso Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo máy công nghiệp cũng như các dịch vụ tự động hóa nhà máy bao gồm cung cấp các sản phẩm chế tạo máy công nghiệp, gói giải pháp cải tiến và nâng cấp dây chuyền sản xuất, giáp pháp tự động hóa.
Đến với DATYSO, chúng tôi sẽ giúp khách hàng của mình cải thiện tính linh hoạt, hiệu quả, an toàn và độ tin cậy, đồng thời hướng tới xây dựng nhà máy thông minh trong tương lai.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
☎ 0969.561.288
📍 Địa chỉ: Miền Bắc: Số 245 Phố Thú Y – Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội.
Miền Nam: 1054b Lê Văn Khương, P, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh